Câu chuyện ở xứ Đông Lào: Fixed mindset và Growth mindset. Tác Giả: Từ Liên.

Trong nhiều cách phân chia các kiểu tư duy, “não trạng” của con người, do nhiều trường phái tâm lí học phát minh ra trên khắp thế giới, có một cách phân chia khá đơn giản nhưng cũng bao trùm được rất nhiều vấn đề liên quan tới cách con người hiểu, suy nghĩ, diễn giải một vấn đề, và quyết định giải pháp cho vấn đề đó. Cách phân chia đó chia con người làm hai loại: Loại Growth mindset và loại Fixed mindset.

Nói một cách ngắn gọn thì, “Tư duy phát triển” [ Growth mindset ] có nghĩa là một cá nhân hiểu và tin rằng trí tuệ và khả năng của mình có thể được phát triển và hoàn thiện theo thời gian, thông qua tiếp xúc, tương tác, trải nghiệm với xã hội và thế giới bên ngoài.

Những người sở hữu thứ tư duy này thường có đầu óc rộng mở, sẵn lòng cởi mở khi thảo luận những vấn đề, giải pháp mới, sẵn sàng tiếp nhận và áp dụng những thứ đem lại lợi ích cho mình và bản thân, sẵn lòng tiếp nhận những thử thách, những thất bại, và những trải nghiệm những thứ mới mẻ để cải thiện tình trạng của bản thân và của những người khác.

Trong khi đó, những người được giáo dục hoặc phải lựa chọn thứ “Tư duy cố định” [ Fixed mindset ], lại tin rằng trí thông minh của con người là cố định, hoàn cảnh sống là cố định và chúng ta hoàn toàn không có năng lực để thay đổi nó, con người không có khả năng hoàn thiện hơn, không có khả năng cải thiện hoàn cảnh sống của mình.

Xét theo hoàn cảnh của xứ Đông Lào ngày nay, người ta dễ dàng nhận ra rằng thứ “tư duy cố định” đang thống trị một bộ phận đông dảo dân chúng trong toàn xã hội, từ giới lãnh đạo tới giới bình dân, từ giới trí thức tới giới ít có điều kiện được học hành. Chỉ có một số rất ít trong số gần một trăm triệu dân của cái xử sở này, có lẽ là với sức mạnh nội tâm bản thân bẩm sinh, hoặc bằng những trải nghiệm đớn đau của chính cuộc đời mình, hoặc bằng những nỗ lực to lớn đáng kính trọng trong việc tìm kiếm sự thật và tiếp cận tri thức, họ có thể vượt ra khỏi thứ tư duy cố định mà họ đã bị nhồi sọ từ thời kỳ bào thai, rồi trong suốt thời trưởng thành, từ môi trường học tập, làm việc, cho tới khi rời trường, rời công sở về nhà mở ti vi ra, và ngay cả khi đi ra ngoài đường. ..

Đập vào màng nhĩ, nhãn cầu, cũng như tất cả các giác quan của con người ở xứ độc tài toàn trị Đông Lào là những băng rô, panel, tranh ảnh tuyên truyền cho chế độ bằng những hình ảnh hoa mỹ, những từ ngữ bóng bẩy nhất, được vẽ hoành tráng, được đặt ở những vị trí nổi bật ở các ngã ba, ngã tư, các tường trường học, cơ quan, công viên, các công sở hành chính công. VÀ TRÊN HẾT, đập vào màng não, dây thần kinh nhận thức của họ là sự giúp sức của một mạng lưới cảnh vệ, dân phòng, công an, an ninh dày đặc bao trùm từ đầu xóm cho tới góc phường, và len lỏi vào từng cái chợ, từng công sở, từng văn phòng máy lạnh sang trọng, cho đến từng nhóm du côn du đãng lảng vảng đe dọa người dân ở những khu lao động. Những lực lượng này tồn tại để đảm bảo rằng không một tư duy nào đang có khả năng phát triển, trong bộ phận dân chúng đông đảo ngoài kia, có thể tiếp tục phát triển thêm để vượt khỏi tư duy của cộng đồng được nữa.

Tình trạng này, đã được ông Alexis de Tocqueville ( 1805 – 1859 ), nhà ngoại giao, nhà chính trị, luật học, nhà sử học và nhà kinh tế nổi tiếng người Pháp, người đã viết một cuốn sách giờ đã trở thành tác phẩm kinh điển cho sinh viên trong nhiều ngành học ở những quốc gia phát triển, cuốn “Về Nền Dân Trị Mỹ“, mô tả trong cuốn sách của mình từ cách đây hơn một thế kỷ rưỡi:

Sau khi [ chính quyền của nhà nước toàn trị / cai trị tập thể ] dùng nhiều biện pháp để nắm từng công dân vào đôi bàn tay cực mạnh của mình và nhào nặn nó thùy thích, kẻ cầm quyền tối cao dang rộng đôi cánh tay ra toàn bộ xã hội. Nó bao trùm bề mặt xã hội bằng một hệ thống các quy tắc nhỏ nhặt, rắc rối, tỉ mỉ chi tiết, và đồng loạt, QUA ĐÓ, NGAY CẢ NHỮNG ĐẦU ÓC SÁNG TẠO NHẤT VÀ NHỮNG TÂM HỒN MẠNH MẼ NHẤT CŨNG CHẲNG THỂ NÀO NGOI LÊN NỔI ĐỂ CÓ THỂ ĐI XA HƠN TOÀN BỘ ĐÁM ĐÔNG. Nó không bóp nát mọi ý chí của con người, NHƯNG NÓ LÀM CHO Ý CHÍ CỦA CON NGƯỜI MỀM NHŨN ĐI, BẮT MỌI Ý CHÍ PHẢI CÚI ĐẦU VÀ ĐIỀU KHIỂN CHÚNG. Hiếm khi nó bắt con người phải hành động, NHƯNG NÓ LUÔN LUÔN CHỐNG LẠI KHI CON NGƯỜI HÀNH ĐỘNG. Nó không thủ tiêu gì cả, NÓ CHỈ NGĂN CHẶN SỰ SINH SÔI. Nó không dùng lối bạo hành với ai hết, NÓ CHỈ GÂY PHIỀN HÀ, NÓ ĐÈ NÉN, NÓ CHỌC TỨC, NÓ LÀM TẮT NGẤM, NÓ KHIẾN CHO CON NGƯỜI CHỈ CÒN HÁ HỐC MỒM KINH NGẠC, VÀ CUỐI CÙNG THÌ TOÀN BỘ DÂN TỘC CHỈ CÒN LÀ MỘT ĐÀN SÚC VẬT NHÚT NHÁT VÀ CẦN CÙ MÀ CHÍNH QUYỀN LÀ KẺ CHĂN DẮT” [ Trích Alexis Tocqueville, “Về Nền Dân Trị Mỹ” ].

Thế cho nên giờ này, thế kỷ XXI, thế kỷ mà người “bình dân” giàu có [ phân biệt với quan chức, công chức ], như ông tỷ phú Amazon Jeff Bezos cũng đã có thể bỏ tiền ra để được du hành lên không gian ngắm vũ trụ, cái thời kỳ mà bằng một cú nhấp chuột, người ta thấy cả một thế giới mênh mông trải rộng ra trước tầm mắt của mình, mỗi phút chúng ta ngồi đây có hàng chục phát minh đã kịp ra đời, cũng như có bao nhiêu những quyết định liên quan đến số phận của biết bao nhiêu con người của một dân tộc đã được ban hành ra…

Thì ở xứ Đông Lào, 400-500 đại biểu quốc hội vẫn đang cần mẫn ngồi xài cho hết vài tỷ đồng trong 1 ngày họp quốc hội, cộng với hàng chục ngàn quan chức khác trong phòng máy lạnh vẫn ngồi tranh cãi nhau xem Bánh mỳ, bắp, sữa, có phải là lương thực thực phẩm không? Tiền có phải là mặt hàng thiết yếu không ? Những người khỏe mạnh bình thường có được về nhà họ hay không khi ngay sau khi họ rời nhà đi làm, đi chợ, đi công chuyện, quay trở về thì thấy cả cả một con hẻm hàng trăm người, cả một phường hàng chục ngàn người bị phong tỏa, rào chắn được hàn xì lại cho chắc chắn, chỉ vì có 1 ca F0? Có bao nhiêu trẻ nhỏ, người khỏe mạnh, đã kiệt quệ, bệnh tình trở nặng khi đưa họ vào khu cách li, nhốt họ như sức vật, chịu đói khát, và chịu đựng cảnh lây nhiễm chéo trong đó? Có bao nhiêu thủ tục nản lòng dành cho những người lao động tự do thất nghiệp, đang chịu đựng sự tra trấn về sức khỏe và tinh thần do sự khắc nghiệt của đại dịch gây ra?

Quan sát cái cách các cán bộ đoàn, phường, công an Đông Lào xử lý những vụ việc liên quan tới người dân trong những tuần lễ qua, có lẽ các dân tộc, cá cá nhân, đã bước qua tới thời kỳ văn minh sẽ thấy khủng hoảng và phẫn nộ. Những người dân có lương tâm và còn nhân tâm trong xứ cũng có thể giật mình tự hỏi: Nền giáo dục tuyên truyền, nhồi sọ, giáo điều của xứ Đông Lào đang nặn ra những giống sinh vật gì? Hay chỉ là đang vụng về lắp ráp những nguyên liệu thô thiển thành những con rô bốt đời cũ ( không phải mấy con AI – Artificial Intelligence ), mà ngày nay người ta đã đưa vào bảo tàng, những con rô bốt với ngoại hình cơ bắp và tư duy đóng hoàn toàn, chỉ cầm cái văn bản được ban hành bởi một con rô bốt đời cũ khác và thi hành tuyệt đối chính xác tới từng câu chữ, mặc cho những con người trước mặt họ kia là những con người bằng xương bằng thịt, với những hoàn cảnh vô cùng đa dạng lẫn đặc thù do hoàn cảnh sống cũng vô cùng phong phú ngoài kia tạo nên.

Một cá nhân, con người chỉ có thể từ một đứa bé trở thành một người trưởng thành bằng cách mở rộng đôi mắt, đôi tai, dang rộng đôi tay, trải rộng tâm hồn, trái tim, đầu óc của mình ra để cho tất cả giác quan của mình tự do thu nhận những tri thức, thu nhận những tín hiệu của sự sống ở xung quanh, như một hạt mầm cần hơi ẩm, dinh dưỡng từ lòng đất, cần hít thở khí trời, cần ánh sáng, cần lắng nghe âm thanh vẫy gọi của tự nhiên để trưởng thành. Chỉ có những con người vô cùng bất hạnh, bẩm sinh không được trao cho những điều kiện sống bình thường mới phải chịu đựng điều bất công lớn lao nhất của cuộc đời nảy là mang một thứ TƯ DUY CỐ ĐỊNH ( trẻ bệnh down, thiểu năng trí tuệ, hoặc những căn bệnh khác ), họ mới phải cam chịu để mất đi những niềm vui mà sự sống sôi nổi, vận động và thay đổi không ngừng ở ngoài kia mang lại cho họ.

Ngay từ thế kỷ trước, nhiều nhà giáo dục và tâm lý đã tiến hành một loại thí nghiệm được gọi là “Thí nghiệm bể cá” với nhiều loại cá khác nhau, nhưng họ đều có phát hiện chung là, những con cá được nuôi trong bể [ fixed conditions ] thì luôn phát triển trong tình trạng kém cỏi cả về tinh thần lẫn thể chất, và cả tuổi thọ, hơn là những con cá được sống tự do trong môi trường tự nhiên với những điều kiện sống phong phú, đa dạng. Chẳng hạn như con Cá vàng vùng nhiệt đới được nuôi trong bể thì tối đa chỉ dài khoảng 30cm, dù có nuôi lâu thế nào cũng không thể lớn hơn. Nhưng nếu đem loại cá này mà thả xuống ao thì chỉ hai tháng sau con cá ban đầu 30cm có thể dài đến 34cm.

Vấn đề không chỉ là những điều kiện hạn chế, tù túng của cái bể cá chật hẹp đã khiến cho những con cá bị nhồi sọ trở nên dị dạng, dị hình, mà nghiêm trọng hơn, những con cá này, bị tước đoạt cả niềm tin vào chính năng lực của bản thân mình, chúng không bao giờ có thể nghĩ rằng, chúng có thể to lớn hơn, đẹp đẽ hơn, giỏi giang hơn, làm được những việc lớn hơn là việc vùng vẫy tuyệt vọng trong cái bể cá mỗi ngày để hít thở và chờ thức ăn của những người chủ ném xuống cho chúng.

Nhưng tôi cũng biết rằng, những người dân của xứ Đông Lào, những người đã may mắn thoát ra khỏi được cái bể cá khắc nghiệt tàn nhẫn đó, bằng sức mình hay do một hoàn cảnh đặc biệt nào đó đưa đẩy, tất cả đều có nhận ra rằng, bẩm sinh, giống dân xứ Đông Lào không phải là một giống dân kém cỏi, ngu độn, bất khả, dị hình dị dạng, không có năng lực tiếp thu những thứ mới mẻ, không có khả năng phát triển. Ở những nơi tôi từng làm việc và học tập là môi trường quốc tế, mặc dù luôn cố gắng quan sát một cách rất tinh tế, kín đáo, tôi hiếm thấy hoặc chưa từng thấy một người nào dám mở miệng ra chê bai người Việt, về cả năng lực học tập, sáng tạo lẫn khả năng xử lý công việc.

Còn nếu những người nào đã may mắn được ăn học, được thoát ra khỏi cái môi trường bể cá rồi, có điều kiện dùng internet mà kết nối với cả thế giới ngoài kia, nhưng vẫn khăng khăng giữ nguyên cái não trạng cá vàng của họ, tin rằng chỉ có Chủ Nghĩa Cộng Sản là mang lại hạnh phúc cho mọi người, mọi thứ Chủ Nghĩa khác Chủ Nghĩa Cộng Sản đều là xấu xa, dơ bẩn, tin rằng đã là cái bàn thì phải có 4 chân và mình không thể nào đóng một cái bàn theo phong cách khác được, tin rằng các lãnh tụ tối cao của mình là thần linh đời dời bất diệt không thể bị thay thế, tin rằng chỉ có bịt miệng dân chúng, chôn dấu sự thật, lèo lái tin tức, dùng bạo lực để trấn áp kẻ chống đối thì mới có thể giữ an toàn cho cái nồi cơm của mình, tin rằng mình không thể vẫn còn sống được nếu mình dám mạnh dạn chui ra khỏi cái bể cá, thì tôi cũng xin thành thật chia buồn với họ. Có lẽ có những khuyết tật đó thuộc về bẩm sinh hay có sẵn trong gene di truyền của họ rồi chăng???

Có một triết gia đã dạy những người học trò của mình cách để họ phát triển như một người tự do: HÃY CHỌN LÀM MỘT CÁI CÂY, TỰ HÚT DINH DƯỠNG TỪ LÒNG ĐẤT, HÍT THỞ KHÍ TRỜI VÀ SỬ DỤNG ÁNH SÁNG ĐỂ MÀ SINH TỒN, MÀ TRƯỞNG THÀNH, ĐỪNG BAO GIỜ CHỌN LÀM MỘT CÁI BÌNH, NGƯỜI TA NẶN RA LÀM SAO PHẢI CHỊU VẬY, PHẢI CHỜ NGƯỜI TA ĐỔ NƯỚC VÀO MỚI LÀM ĐƯỢC PHẬN SỰ CỦA MÌNH LÀ TRỮ NƯỚC.

Dân Đông Lào ơi, gần 100 triệu người không phải là một con số nhỏ đâu nhen dân Đông Lào, nhiêu đó cái cây có thể tạo ra một khu rừng lớn, một mạng lưới cây cối vững chắc mà không có kẻ thù nào dám ngu dại tự tin đâm đầu vào đó mà thách thức. Một trăm triệu con cá vẫy vây phẫn nộ có thể tạo ra những cơn sóng thần khủng khiếp đủ làm bể tung những bể cá vàng kiên cố nhất, để mở đường cho nhiều thế hệ cá con tràn ra đại dương bao la mênh mông.

Tác Giả: Từ Liên.