Talented artist Phạm Ánh

 

Source: Angie Luong — https://www.facebook.com/angie.walker.1806/posts/2456620941097730

Hiệp Định Paris, 1973 — Vì Sao Có Thể Tái Cứu Xét?

Hiệp Định này không có “ngày tử” — có nghĩa là Hiệp Định này luôn luôn có hiệu lực. Toàn văn Hiệp Định không có phần nào quy định ngày Hiệp Định hết hiệu lực. Toàn văn Hiệp Định cũng không có bất kỳ một điều kiện nào khiến Hiệp Định này hết hiệu lực.

Hiệp Định này có 11 ( mười một ) quốc gia và 1 ( một ) côn đồ tập hợp dự phần, có thể chia làm ba nhóm như sau:

5 ( năm ) quốc gia đầu sỏ:

Anh
Pháp
Mỹ
Nga
Trung Cộng

3 ( ba ) thành phần Việt Nam:

Ngụy Bắc cộng
Việt Nam Cộng Hòa
Côn đồ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

4 ( bốn ) quốc gia trong Ủy Ban Giám Sát, nôm na là các quốc gia trọng tài:

Nam Dương
Hung Gia Lợi
Ba Lan
Gia Nã Đại

Điều 7 của Hiệp Định hiển nhiên công nhận quyền tự quyết của Việt Nam Cộng Hòa.

Điều 7 của Hiệp Định không cho phép ngụy Bắc cộng xâm lăng hòng thôn tính Việt Nam Cộng Hòa.

[
✸ Điều 7

Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến khi thành lập chính phủ ở Điều 9 (b) và Điều 14 của Hiệp định này, hai bên miền Nam sẽ không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỷ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

Hai bên miền Nam Việt Nam được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá hủy, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự giám sát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát.

✸ Điều 9

Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam sau đây:

a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.

b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.

c) Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam.

✸ Điều 14

Miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỷ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam nói trong Điều 9(b).
]

═══

Nếu Hoa Kỳ ủng hộ việc mở lại Hiệp Định Paris 1973; thì xác suất sẽ có sáu ( 6 ) quốc gia dự phần ủng hộ: Anh, Pháp, Nam Dương, Hung Gia Lợi, Ba Lan và Gia Nã Đại.

Như vậy tổng cộng có 7 ( bảy ) quốc gia, đã chiếm đa số. Và sẽ có một đại diện của Việt Nam Cộng Hòa hiện diện. Như vậy sẽ là 8 ( tám ) quốc gia.

Đó là tính khả thi của việc mở lại Hiệp Định Paris, 1973.

Thỉnh Nguyện Thư Tòa Bạch Cung: Tái Cứu Xét Hiệp Định Paris, 1973:

https://petitions.whitehouse.gov/petition/petition-re-open-paris-peace-agreement-1973

Hướng dẫn ký Thỉnh Nguyện Thư Tòa Bạch Cung: Tái Cứu Xét Hiệp Định Paris, 1973.

Toàn văn tiếng Việt: Hiệp Định Paris 1973

https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/01/28/toan-ban-hiep-dinh-paris-1973/

Toàn văn tiếng Anh: Hiệp Định Paris 1973

https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20935/volume-935-I-13295-English.pdf

20/10/2019.

Bạch Liên Giáo: Thủ Lĩnh Vương Công Nhi ( 王聰兒 — Wang Cong’er )

Bạch Liên Giáo vào nước Tàu vào khoảng thời nhà Nguyên, sau khi Mông Cổ dẹp xong nhà Tống — tức là khoảng vào các đời nhà Trần của Đại Việt.

Đời nhà Thanh, tức là khoảng thời Vua Lê Chúa Trịnh, Trịnh / Nguyễn / Nguyễn Tây Sơn của Việt Nam, khởi nghĩa của Bạch Liên Giáo kéo dài từ 1796-1804; đây là một cuộc khởi nghĩa vũ trang của các giáo đồ của các tỉnh: Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hà Nam và Hồ Bắc.

Bia tưởng niệm Vương Công Nhi.
Bia tưởng niệm Vương Công Nhi.

Một trong những thủ lĩnh xuất sắc của Bạch Liên Giáo là một cô gái tên Vương Công Nhi, chữ vuông là 王聰兒, tiếng Anh là Wang Cong’er. Cô sinh ra ở thành phố Âu Dương, tỉnh Hồ Bắc, khoảng năm 1777.

Cô nhà nghèo, cha mẹ cho theo đoàn xiếc từ nhỏ, nên đã học võ, và rất giỏi, cũng như cưỡi ngựa bắn cung v.v… Cô bị một đám côn đồ tấn công hòng bắt cóc hiếp dâm. Một người đàn ông qua đường cùng cô đánh bại đám côn đồ. Cô cưới ông làm chồng.

Người này là một đầu lĩnh của Bạch Liên Giáo. Đó là nguyên do cô tham gia giáo phái này.

Chồng cô đánh nhau với nhà Thanh bị giết chết.

Vương Công Nhi ra trận.
Vương Công Nhi ra trận.

Ở vừa ngoài 20 ( hai mươi ), cô và những đầu lĩnh còn lại tiếp tục đánh nhà Thanh. Áp dụng chiến thuật du kích, cô đã gây cho quân đội nhà Thanh nhiều khó khăn và tổn thất.

Tướng nhà Thanh lập “ấp chiến lược” để chống lại chiến tranh du kích: khi quân Bạch Liên Giáo đến, họ lùa dân vào, và trấn thủ bên ngoài, không cho dân tiếp tế. Nhà Thanh cũng lập các đội “dân quân tự vệ” tại các địa phương trợ giúp quân triều.

Người ta cho rằng vào trận cô sử dụng song kiếm rất điêu luyện. Và cô là một tướng quân can đảm, luôn dẫn đầu. Và rất nhân hậu, luôn luôn lo lắng cho những người bị thương, bất kể họ là ai, cô đã thường nhường ngựa của mình cho những người không đi nổi v.v…

Quân đội của cô đã lên đến một trăm ngàn ( 100,000 ) quân. Trận cuối cùng, cô dẫn hai mươi ngàn ( 20,000 ) ra đánh với một trăm ngàn ( 100,000 ) quân triều… Binh sỹ của cô bị giết hoặc bị thương gần hết…

Chạy thoát với vài người thân cận nhất, cô bị lực lượng tự vệ vây khốn ở một vùng thung lũng gần sông, thuộc huyện Vân Tây, tỉnh Hồ Bắc.

Không mở được đường máu, cô và vài người thân cận đã nhảy xuống vách núi tự sát.

— Lúc đó Vương Công Nhi chỉ mới vừa ngoài 20 ( hai mươi ) tuổi! ( “Nhi” là đứa con nít. )

Tham Khảo:

en.wikipedia.org: White Lotus
www.ancient-origins.net: Wang Cong’er: A Famous Female Warrior and Leader in the White Lotus Society
www.historynaked.com: Wang Cong’er
en.wikipedia.org: Wang Cong’er

*
* *

Phim ảnh của tàu luôn luôn vẽ lên hình ảnh Bạch Liên Giáo là quân bán nước!

Khởi nghĩa Bạch Liên Giáo ít nhiều cũng nói lên cái tính cách “bá” của các “anh hùng” Trung Nguyên đại lục: người nào cũng muốn “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”!

Một thí dụ nữa, thời mạt Thanh, bị các đại cường xâu xé, các cuộc khởi nghĩa nổi lên hàng loạt với lý tưởng cứu quốc. Nhưng rồi, khi mạnh, các tay anh chị này đều muốn làm vua một cõi:

— Tôn Dật Tiên, gốc Việt ( trong Bách Việt ), đã thất bại trong công cuộc giành độc lập cho Tàu, chuyển Tàu thành nước Cộng Hòa vì các nguyên soái của ông ta có tham vọng làm vua — điển hình là Viên Thế Khải!

Không cai trị với bàn tay sắt nước Tàu khó mà giữ thành một khối được!

Khi Cộng sản Tàu tiêu, có lẽ đó cũng là thời điểm mà nước tàu sẽ vỡ ra từng mảnh nhỏ?

02/10/2019.