Nam Kỳ Quốc: 1976-1979 và những cuộc Bất Tuân Dân Sự Vĩ Đại và Hữu Hiệu!

Đặng Tiểu Bình quê Tứ Xuyên, thời 1960s, dân Tứ Xuyên đói rã họng đến độ phải ăn cả chuột nhà! Đặng Tiểu Bình vẫn phải thắt lưng buộc bụng lấy gạo “tiếp tế” cho rợ Ba Đình đánh cướp Xứ Đàng Trong!

Sau 30/04/1975, tàu cộng ráu riết thu nợ!

Một Nam Kỳ Quốc trù phú bị bọn rợ Ba Đình tận tụy cướp bóc!

Chúng ra lệnh cho nông dân:

— Trong mỗi vụ mùa, mỗi đầu người chỉ được giữ lại bao nhiêu ký lúa do chính họ đỗ mồ hôi làm ra! Số “thặng dư” phải “bán” cho chúng! Dĩ nhiên với giá ăn cướp!

Nông dân Nam Kỳ Quốc nổi điên: họ chỉ gặt đúng số lúa họ được giữ lại. Số còn lại họ bỏ mặc ngoài đồng cho chim tha chuột gậm!

Nạn rầy đỏ dẫn đến thất mùa của 1975-1980s, cộng với chính sách cướp bóc của rợ đỏ đã tạo ra nạn đói cho dân Nam Kỳ Quốc!

1. Hậu quả tiêu cực: dân Nam Kỳ Quốc phải ăn bo bo, một loại ngũ cốc mà dân Nga La Tư cho ngựa ăn. Dân Nam Kỳ Quốc không phải là ngựa: nên ăn sao ị vậy!

2. Hậu quả tích cực: chính sách “hợp tác xã” ( vốn thành công ở Đàng Ngoài ) mọi rợ của chúng bị phá sản!

Dân Nam Kỳ Quốc Đã Từng Có Những Cuộc Bất Tuân Dân Sự Rất Thành Công!

25/07/2018.

Tuổi Trẻ Việt Nam và cái Vòng Lẩn Quẩn “Ý Thức” và “Hành Động” trong Lăng Kính “1984”, George Orwell

“Until they become conscious they will never rebel, and until after they have rebelled they cannot become conscious.”

Until they become conscious they will never rebel, and until after they have rebelled they cannot become conscious.
Until they become conscious they will never rebel, and until after they have rebelled they cannot become conscious.

Đó là câu nhân vật Winston, một nhân viên của Bộ Sự Thật ( Department of Truth ) viết trong nhật ký “tâm sự thầm kín” của anh! Nếu suy nghĩ của anh mà lộ ra ngoài, chắc chắn anh sẽ bị “biến mất”!

“Chỉ đến khi nào dân chúng ý thức được họ bị đàn áp thì họ mới đứng dậy, nhưng chỉ khi nào đã đứng dậy, thì họ mới ý thức được họ bị đàn áp.”

Winston đã tuyệt vọng, anh đã ý thức được anh đang sống trong một xã hội độc tài toàn trị, ngay cả đến suy nghĩ cũng kiểm soát. Nhưng anh không thấy được lối thoát.

George Orwell đã triết lý hóa cái tình trạng tuyệt vọng của Winston một cách văn hoa lãng mạng.

— Chúng ta biết chúng ta đang bị đàn áp tư tưởng, nhiều quyền tự do hiến định bị cướp mất, chúng ta bèn xuống đường ôn hòa, bày tỏ sự phản kháng của chúng ta một cách thật ôn hòa: và kết quả là chúng ta bị đánh bể đầu, bể xương, gãy răng, xịt máu v.v…

George Orwell quả thật rất có lý: “Ý Thức” dẫn dắt “Hành Động” kết quả của “Hành Động” bồi bổ cho “Ý Thức”!

— Như vậy thì Winston cũng không quá tuyệt vọng!

Tuổi Trẻ Việt Nam đã xuống đường bằng “Ý Thức” vững chãi. “Hành Động” có thể đang bị gián đoạn, nhưng chắc chắn không ngưng hẳn!

Cái vòng lẩn quẩn đã biến thành cái vòng tuần hoàn, sự tuần hoàn càng lúc sẽ càng nhanh, càng mãnh liệt!

18/07/2018

Sự Hình Thành Thể Chế Dân Chủ của Plato, Lỗ Ma Ni và Việt Nam…

Plato, tác giả của "The Republic", năm 300 trước Thiên Chúa.
Plato, tác giả của “The Republic”, năm 300 trước Thiên Chúa.

Hơn 2,000 ( hai ngàn ) năm trước, năm 300 trước Thiên Chúa, trong “Cộng Hòa“, Plato viết về sự hình thành của một thể chế dân chủ như sau:

“when the poor win, kill or exile their opponents, and give the rest equal civil rights and opportunities of office, appointment to office being as rule by lot”

“khi những người cùng khổ chiến thắng, tiêu diệt hoặc tống khứ biệt xứ kẻ thù của họ, và mọi người đều được bình đẳng dân quyền và cơ hội tham gia chính trị, tham gia chính quyền”

Plato, “The Republic” — https://www.youtube.com/watch?v=KUCm2y7qy2Y

Lịch sử cho chúng ta thấy, có rất nhiều các nền Dân Chủ được hình thành ở nhiều quốc gia khác nhau mà không qua đổ máu: Anh Cát Lợi là một thí dụ điển hình — hai ba trăm năm trước, tầng lớp cùng khổ của Anh Cát Lợi sống vô cùng cơ cực:

— Oliver Twist của Charles Dickens là một chứng minh hùng hồn.

Các quốc gia Châu Âu đương thời cũng không khá gì hơn. Karl Marx dự đoán chiến tranh giai cấp sẽ xảy ra. Nhưng những nhà chính trị của Châu Âu đã giải quyết được những bất công xã hội — con người từ từ bình đẳng về mọi mặt: họ xây dựng những Quốc Gia Dân Chủ thông qua cải cách chính trị, cải cách xã hội chứ không phải đổ máu.

Ở Đông Âu, thoát cộng tiến đến Dân Chủ chỉ có Lỗ Ma Ni là có đổ máu! Và cuối cùng vợ chồng Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Lỗ Ma Ni, Ceausescu, cai trị quốc gia này 22 ( hai mươi hai ) năm cũng ăn 29 ( hai mươi chín ) phát AK-47 và tiêu đời:

“Only in Romania did a demand for ­ democracy result in bloodshed, when ­ Ceausescu personally ordered troops to fire on demonstrators.”

More than 1,100 were killed in three weeks of revolution that December before the tyrant was toppled after 22 years as head of state.”

“Duy chỉ ở Romania việc đòi hỏi dân chủ dẫn đến hậu quả tắm máu — khi chính bản thân tên độc tài Ceausescu ra lệnh cho quân đội tàn sát người biểu tình.

Hơn một ngàn một trăm người bị giết trong vòng ba tuần của cuộc cách mạng vào Tháng Mười Hai năm ấy trước khi tên bạo chúa bị lật đổ sau 22 năm nắm quyền tối cao.”

Xem: https://www.mirror.co.uk/news/world-news/executioner-who-killed-romanian-dictator-4851422

Xem ra trong 2,000 ( hai ngàn ) năm, những kẻ độc tài cũng không thay đổi mấy, và sự trừ phạt đối với những kẻ này cũng giống giống nhau.

Cho nên, nếu những đứa cộng sản độc tài của Việt Nam có phải đổ máu, để Việt Nam có thể bắt đầu xây dựng Nền Dân Chủ thì cũng là một quá trình tự nhiên của lịch sử vậy!

13/06/2018.

 

“Bức xúc”, “sự cố” v.v… qua Lăng Kính của “1984”, George Orwell

Trong “1984”, George Orwell đưa ra sự kiện, bần cùng hóa ngôn từ để tạo ra trạng thái lơ láo “bất tỉnh nhân sự” trong suy nghĩ của dân chúng — và qua đó góp phần tiêu diệt sức phản kháng và tăng cường sức chịu đựng, chấp nhận số phận của họ.

Trích:

“Every year fewer and fewer words, and the range of consciousness always a little smaller. Even now, of course, there’s no reason or excuse for committing thought crime. It’s merely a question of self-discipline, reality-control”.

1984

— Mỗi năm ngôn từ mỗi giảm, và sự quan tâm đến những vấn đề xã hội của dân chúng cũng giảm dần!

Một thí dụ ông đưa ra là các từ liên quan đến “tốt“: good, excellentsplendid.

Theo năm tháng, thì những từ “không rõ nghĩa” và “xa xỉ” là excellentsplendid sẽ bị loại bỏ.

Đọc đến đây, không thể không nghĩ đến hai từ “bức xúc” và “sự cố” được sử dụng một cách cục mịch ( kềm chế dữ lắm mới ngưng ở “cục mịch”! ) ở Việt Nam!

Dù biết hai từ này có trong tiếng Việt từ lâu. Nhưng cách sử dụng ngày hôm quả thật thể hiện một sự lơ láo của quần chúng, và theo phân tích của George Orwell, thì đó chính là một sự tẩy não có kế hoạch của v+.

Tất cả những loại tai nạn lớn nhỏ đều được cho là “sự cố”!

  1. Xe đạp cán đinh lủng bánh cũng là “sự cố”!
  2. “Sự cố môi trường biển” — tàu+ nó bỏ thuốc độc tiêu diệt biển Việt Nam, không biết bao nhiêu con người phải thân sơ thất sở mà cũng chỉ là “sự cố” giống như xe đạp lủng bánh?

    Phải gọi là “đại thảm họa” mới đúng!

    “Đại thảm họa môi trường biển” vs “sự cố môi trường biển” — có khác nhau không?

Tất cả các loại cảm xúc, bực bội, giận dữ, phẫn nộ v.v… đều được diễn tả một cách cục mịch bằng “bức xúc”!

  1. Xe đạp cán đinh, lủng bánh, phải dắt bộ:

    Cảm thấy vô cùng “bực bội”!

    Cảm thấy “bức xúc”! ( vì kẻ nào vô tình đánh rơi cây đinh! )

    Tôi không quen sử dụng “bức xúc” nên cảm thấy cục mịch, chứ trong trường hợp này, chắc nó cũng không sai?

  2. Biển chết, không ra biển đánh cá được. Ở nhà, vợ đẻ, con đau, tiền lời ngân hàng đáo hạn!

    — Tôi cảm thấy “bức xúc” vì tàu+ giết biển Việt Nam.

    “Bức” cái con tự do chứ “xúc”!

    Văn hoa thì phải phải nói là “phẩn nộ”!

    Nôm na mách qué kiểu Nam Kỳ thì phải gào lên là “nổi điên”!

Sử dụng đúng chữ trong trong đúng hoàn cảnh có thể khiến cho người ta có những hành động tích cực: điều này vô cùng nguy hiểm đối với các chế độ chính trị độc tài toàn trị!

04/06/2018.

Tinh Thần “Hiệp Sỹ” của những kẻ Đâm Thuê Chém Mướn!

Nước Nhật cũng có hàng thế kỷ bất ổn, dù chính quyền trung ương còn, nhưng các shōgun ( một hình thức lãnh chúa ) thống lãnh các vùng, họ đánh nhau tưng bừng và chính quyền trung ương bất lực vì không đủ mạnh để trấn áp các shōgun.

— Đời sống dân chúng cư cực. Thảo khấu khắp nơi. Các samurai không có đất dụng võ trở thành những kẻ đâm thuê chém mướn sống qua ngày.

Bộ phim năm 1954, “Seven Samurai” mà người ta thường gọi là “Bảy Tên Giết Mướn” dựa trên bối cảnh tao loạn đó.

Một làng nông bị đám cướp kia đến ăn cướp hàng năm. Một năm nọ, họ quyết định kháng cự. Cả làng gom góp tiền bạc, mấy người nông phu ra vùng thị trấn tìm thuê những tay đâm thuê chém mướn về giúp họ.

Mai mắn, họ gặp một ông samurai thuộc dạng giang hồ anh chị, nghĩa khí. Ông này chiêu tập được năm ( năm ) samurai vô chủ khác, cũng thuộc hàng kiếm sỹ đáng gườm… cùng một thiếu niên phú nông muốn vào làng giang hồ.

— Họ được bảy người, kéo về sống trong làng, xây hào đào lũy, huấn luyện kiếm cung cho dân làng chờ cướp đến.

Dân làng sợ tính lưu manh của họ, nên mang phụ nữ giấu sạch: sợ bị hiếp dâm; đời sống nông dân bấp bênh theo thời tiết, nên họ sống kham khổ: lương thực, thức ăn ngon mang giấu sạch!

— Từ từ những người samurai cũng biết được sự thật. Nhưng họ bỏ qua vẫn dóc sức giúp đỡ dân làng.

Đám cướp đến. Đánh vài trận quyết tử. Cướp bị tiêu diệt ( dĩ nhiên ) trong số bảy tay anh hùng, một vài người bị chôn lại!

— Ý chính của phim: họ đã mang tài nghệ chém giết của họ tận hiến cho dân lành. Họ là những anh hùng.

“Seven Samurai”, 1954, là bộ phim về võ sỹ đạo kinh điển: hình như chưa có phim Nhật nào về võ sỹ đạo qua mặt được phim này?

Một nhóm Việt Nam nào đó, đã dựa trên phụ đề tiếng Anh, và thuyết minh tiếng Việt. Chia làm bốn phần, các links YouTube bên dưới:

https://www.youtube.com/watch?v=XJZRhJtmk3E

https://www.youtube.com/watch?v=1cMpwHhcxzI

https://www.youtube.com/watch?v=LUCTYOZvRQ4

https://www.youtube.com/watch?v=pJ3G1yuwJ1k

Đoạn mà tôi thích nhất trong phim này, chàng thiếu niên phú nông là người đầu tiên phát hiện phụ nữ trong làng bị giấu, vì chàng tình cờ gặp một cô gái trẻ ra suối lấy nước… và chuyện dĩ nhiên, nàng “thất thân” với chàng đêm trước khi được tin bọn cướp đến!

Cha nàng một ông nông dân già trong làng, nện nàng một trận nên thân, cắt tóc nàng, kéo đầu nàng đến mắng vốn với ông thủ lãnh trước sự chứng kiến của dân làng?

Thủ lãnh xoa đầu mình… vỗ vai chàng thiếu niên phán một câu ngang phè:

— Vậy là chú thành thành đàn ông rồi! Ngày mai phải đánh cho ra mặt đàn ông!

Cái tài của lãnh đạo / thủ lãnh / đàn anh!

Năm 1960, Hollywood dựa vào phim này, dựng thành phim cao bồi “The Magnificent Seven” với những tài tử lớn đương thời như Steven McQueen, Yul Brynner, James Coburn, Charles Bronson, Eli Wallah, Robert Vaughn v.v…

Cũng là một phim cao bồi hay.

Cái kết thúc của “The Magnificent Seven” hay hơn, hay chính xác là có hậu hơn, so với “Seven Samurai”!

Trong “Seven Samurai”, thủ lãnh và chàng thiếu niên rời làng trong mùa cấy lúa, trên bờ ruộng, họ nghe dân làng hát hò… chàng thiếu niên rầu rầu nói với thủ lãnh:

— Họ hạnh phúc…

Thủ lãnh đăm chiêu:

— Kết cuộc thì dân làng là người thắng cuộc…

Nàng thôn nữ ngưng hát, ngước mắt nhìn chàng thiếu niên như người xa lạ… rồi tiếp tục cấy lúa…

Các hiệp sỹ còn sống sót âm thầm dong ngựa ra khỏi làng…

Trong “The Magnificent Seven” chàng thiếu niên ( tài tử gốc Đức Horst Buchholz ) bồn chồn nhìn “đại ca” của chàng… đại ca từng trải hiểu ý:

— Hãy ở lại với nàng… Và dĩ nhiên nàng rất hạnh phúc!

Kết cuộc này có hậu hơn.

*
* *

Trong Hồi Ký của mình, cụ Nguyễn Hiến Lê đã từng tâm sự: ngày nào Hollywood làm phim mà kẻ ác luôn thắng, thì ngày đó nhân loại đã hết hy vọng!

ĐĨ BÚT, ĐĨ SHOWBIZ V+ LUÔN LUÔN XIỂN DƯƠNG NHỮNG GIÁ TRỊ SÚC SINH: HY VỌNG NÀO CHO VIỆT NAM KHI V+ CÒN CAI TRỊ?

20/05/2018

 

Văn Minh Xứ Đàng Trong: 1950s — 30/04/1975

Ứng dụng computers ở Miền Nam năm 1953.
Ứng dụng computers ở Miền Nam năm 1953.

Ngày 13/11/2017, tác giả VNCH-Ngoc Truong có một bài viết trên Dân Làm Báo về ứng dụng computers ở Xứ Đàng Trong từ thập niên 1950 cho đến ngày cộng sản xâm lăng và chiếm đóng xứ này vào ngày 30/04/1975.

Xem bài viết này ở đây: http://danlambaovn.blogspot.com.au/2017/11/cac-trung-tam-ien-toan-cua-vnch.html

Trong hồi ký của mình, nhà tài phiệt tầm cỡ quốc tế của Xứ Đàng Trong, cụ Nguyễn Tấn Đời, có viết về hệ thống ngân hàng của ông như sau ( trích ý, không phải trích dẫn ):

— Khách hàng có thể giao dịch ở bất cứ các chi nhánh của ngân hàng trong các đô thị, hay các vùng thị dân trù mật của Xứ Đàng Ngoài.

Xem hồi ký này ở đây: https://letungchau.blogspot.com.au/2016/03/hky-ntdoi.html

Với căn bản kiến thức phổ thông, chúng ta cũng hình dung được hạ tầng cơ sở của ngân hàng của ông phải hùng mạnh ( vào thời đó ) mới có thể đáp ứng được cái nhu cầu rắc rối này.

Sau ngày Xứ Đàng Trong bị chiếm đóng, chúng ta cũng thừa biết, thượng tầng là loài khỉ, nên hạ tầng bị kéo về thời ăn lông ở lỗ: điện thoại phải đến cuối thập niên 1980s dân chúng mới bắt đầu rải rác gắn trong nhà!

Khoảng giữa năm 1989, lúc đó còn ở Việt Nam, lần đầu tiên tôi thấy computers trên truyền hình, các cô mặc áo dài ngồi gõ gõ cái gì đó!

Tôi có hơi tò mò, nhưng cũng không tìm được thêm thông tin về những cái máy đó ở đâu… nên cũng quên.

Sang Úc vào cuối năm 1989, đi học lần đầu tiên được nhìn thấy computers: có cả Apple lẫn IBM ( nghe người ta nói, chứ không biết khác nhau sao. ) Màn hình lúc đó có trắng đen, có EGA: hình màu nhưng khá giới hạn.

Học đánh máy, chủ yếu với những câu như:

The quick fox jumped over the lazy dog.
She sells seashells by the seashore.

Nó đo vận tốc và độ chính xác của mình, rồi báo cho mình biết… Tôi mê programming từ đó, nên theo học ngành này.

Sau 6 ( sáu ) năm ra trường, đi làm một hay hai năm gì đó, tôi về Việt Nam thăm thân nhân lầu đầu cũng là sau cùng vào năm 1998.

Mấy đứa em trong xóm dẫn ra ngoài thị xã xem phố phường… Có một cái shop bán computers khang trang. Tôi đứng xem ở cửa kiếng bên ngoài, người chủ đi ra, có vẻ hơi tự mãn bảo tôi: máy vi tính đó… tôi hơi hụt hẫng với cái thái độ đó… nhưng trấn tĩnh được tôi trêu anh ta: mấy cái máy này có sẵn sàng cho năm 2000 chưa? Anh nhảy vòng vòng hơi nhiều…

Mấy người bạn của tôi, những đứa đều học giỏi và thông minh hơn tôi rất nhiều, họ hỏi tôi những câu hỏi về internet ( mạng ), về “đại họa năm 2000” tôi nghe xốn xang!

30/04/1975 — ngày Văn Minh Xứ Đàng Trong Bị Đẩy Lùi mấy thập niên. Di họa của nó còn kéo dài đến ngày hôm nay, Xứ Đàng Trong đã bị thụt lùi hơn 200 ( hai trăm ) năm so với những quốc gia mà thời trước 30/04/1975 còn tương đương về độ văn minh, phát triển.

12/05/2018.

 

30/04/1975: “Nữ Thần Tự Do quay Mông về Thái Bình Dương!” ( 1 )?

Hoa Kỳ “bỏ rơi” Việt Nam Cộng Hòa? Suy nghĩ lại mấy bữa nay: ĐÓ LÀ CÁI SUY NGHĨ NHƯỢC TIỂU:

— Của những người chưa trưởng thành mang tinh thần nạn nhân: suốt đời sẽ là nạn nhân!

CHÍNH CÁI ĐÁM DÂN NGU MIỀN NAM ĐÃ ĐUỔI HOA KỲ ĐI!

Tháng Tư 1967, Võ Văn Ái, Thích Quảng Độ, Thích Nhất Hạnh v.v... kêu gọi Mỹ rời Việt Nam! Để các vị thương thuyết với "NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ANH EM" về việc chấm dứt chiến tranh!
Tháng Tư 1967, Võ Văn Ái, Thích Quảng Độ, Thích Nhất Hạnh v.v… kêu gọi Mỹ rời Việt Nam! Để các vị thương thuyết với “NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ANH EM” về việc chấm dứt chiến tranh!

Một Bằng Chứng:

Xem bài báo đính kèm — đăng ngày 09/04/1967 trên Nữu Ước Thời Báo ( The New York Times ) — những vị Đại Trí Thức Nhân Sỹ Sỹ Phu Miền Nam như Võ Văn Ái, Thích Quảng Độ, Thích Nhất Hạnh v.v… lên tiếng KÊU GỌI MỸ RỜI VIỆT NAM!

Để các vị thương thuyết với “NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ANH EM” về việc chấm dứt chiến tranh!

Nữu Ước Thời Báo là một tờ báo thượng thặng thuộc hàng nhất nhì thế giới. Tiền đâu các vị đăng một trang quảng cáo như vậy?

KHÔNG HIỂU các vị ấy thương thuyết với “NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ANH EM” đến đâu rồi nhỉ?

Dân Ngu Mất Nước: sao đi Hận việt cộng? Tụi nó có làm gì đâu? Chúng nó chỉ đi chiếm Miền Nam thôi mà!

Mà người Việt Nam thì lạ gì chiến tranh xâm lăng hả?


( 1 ): Trong “Khi Đồng Minh Tháo Chạy“, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng thuật lại, ông ta đang công cán ở Mỹ, cùng trả lời báo chí quốc tế với hai vị giáo sư của ông, mà cả hai lúc đó là nhân viên cao cấp ở Hoa Thịnh Đốn, tiến sỹ Hưng lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ nhận người Việt đang chạy trốn. Một ông nhà báo lên tiếng:

— Nữ Thần Tự Do quay Mông về Thái Bình Dương!

Một trong hai ông giáo sư đã xin lỗi tiến sỹ Hưng về lời nói đó của ông nhà báo!

Tham Khảo:

Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Cơ Sở Xuất Bản Hứa Chấn Minh, San Jose, California, Hoa Kỳ, 2005.

29/04/2018

Timocracy: tiếng Việt nên dịch là gì?

Trong “The Republic“, hình như Plato diễn nghĩa của “timocracy” theo “a form of government in which rulers are motivated by ambition or love of honour” — đại khá là tầng lớp nắm quyền yêu phong thái anh hùng mã thượng.

Thí dụ, để đạt được một đích nào đó, họ thiên về sử dụng chiến tranh như là một phương tiện hơn là bằng ngoại giao hoặc thương thuyết: vì trong chiến tranh họ dễ “thể hiện mình” hơn.

Vì chuộng hào quang anh hùng, họ dễ dàng gây chiến với các quốc gia láng giềng, cũng như trong nội bộ của họ.

— Xem Plato’s five regimesPlato’s five regimes

19/04/2018

Một Thí Dụ Rất Khó Dịch trong George Orwell “1984”: Luận Tiêu Diệt Ngôn Ngữ!

Trích đoạn:

This was done partly by the invention of new words, but chiefly by eliminating undesirable words and by stripping such words as remained of unorthodox meaning, and so far as possible of all secondary meanings whatever. To give a single example. The word free still existed in Newspeak, but it could only be used in such statements as “This dog is free from lice” or “This field is free from weeds”. It could not be used in its old sense of “politically free” or “intellectually free”, since political and intellectual freedom no longer existed even as concepts, and were therefore of necessity nameless.

Chuyển ngữ sang tiếng Việt:

Việc tiêu diệt ngôn ngữ được thực hiện một phần bằng cách tạo ra từ mới, nhưng chủ yếu là loại bỏ những từ ngữ chúng không chấp nhận bằng cách quy chụp những từ ngữ này có những nghĩa phản cách mạng, và cũng bỏ luôn tất cả các nghĩa phụ nếu có thể. Xin được đơn cử một thí dụ. Từ “tự đo” cũng còn tồn tại trong Ngôn Ngữ Mới, nhưng nó chỉ được sử dụng trong những câu như “Con chó này được tự do khỏi những con rận” hoặc “cách đồng này được tự do khỏi cỏ dại”. Ý nghĩa cổ điển của nó như “nền chính trị tự do” hoặc “tự do tư tưởng” thì không được sử dụng, vì tự do chính trị và tự do tư tưởng không còn tồn tại dù chỉ là ở dạng khái niệm, và do đó cần phải được quên lãng.

*
* *

Trong “1984“, Oldspeak là Ngôn Từ Chế Độ Cũ, đồi trụy phản động, Newspeak là Ngôn Ngữ, Ngôn Từ của cách mạng!

— Một cách so sánh có lẽ không khác văn phong của “Trại Súc Vật” mấy!

Trong trích đoạn trên, ý ông muốn nói: nếu không xóa bỏ được những từ ngữ chúng muốn xóa bỏ, thì chúng sẽ loại bỏ một vài ý nghĩa quan trọng, có thể khiến cho người dân suy nghĩ về số phận của họ, do đó có thể tạo nên ý thức chống đối, phản kháng.

Thí dụ ông sử dụng là loại bỏ những ý nghĩa quan trọng của chữ “free“: một thí dụ vô cùng súc tích dễ hiểu.

Xin lưu ý trong ngữ pháp chữ “free” là tính từ, trạng từ và động từ.

Nhưng các thí dụ này rất khó dịch sát nghĩa sang tiếng Việt!

Trong trích đoạn này: nếu dịch thuần Việt, thì đoạn văn hoàn toàn vô nghĩa. Còn nếu dịch sát nghĩa ( như tôi đã thử ) thì đoạn tiếng Việt hoàn toàn ngô nghê ngốc nghếch:

“This dog is free from lice” = “Con chó này được tự do khỏi những con rận”

“This field is free from weeds” = “Cách đồng này được tự do khỏi cỏ dại”

Thuần Việt thì phải dịch là:

Con chó này không có rận = This dog has no lice.

Cách đồng này không có cỏ dại = This field has no weeds.

*
* *

Làm sao vẹn cả đôi đường?

Cụ Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê có viết: các ngôn ngữ Tây Âu và Việt Nam rất khác nhau. Do đó, có những trường hợp chúng ta không thể dịch thuần túy được, mà phải có phần uyển chuyển sáng tạo ở trong đó.

Ngoại ngữ chính của cụ là Pháp, Tàu và Anh.

Có lẽ đây là trường hợp chúng ta cần có sự uyển chuyển? Nhưng phải uyển chuyển như thế nào?

12/04/2018


1984